Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

Nâng cấp Chíp (Vi xử lý) CPU

CPU là bộ xử lý trung tâm, nó được ví như bộ não của con người. Việc nâng cấp CPU là giải pháp cuối cùng và cũng là một quyết định gian nan nhất bởi vì nó rất phức tạp và khá là đắt đỏ. Việc nâng cấp chíp có thể sẽ không tương thích với mainboard của máy tính và nhiều trường hợp bạn phải thay luôn cả Mainboard, mua thêm Ram và cập nhật phiên bản BIOS mới hơn thì mới có thể hoạt động được.
Chính vì vậy mà nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nâng cấp Chíp nhé.

Phần mềm CrucialScan hỗ trợ nâng cấp phần cứng


Sau khi download phần mềm CrucialScan về thì bạn hãy chạy để chương trình kiểm tra phần cứng máy tính bạn nhé. Yêu cầu là phải có kết nối internet nha! Sau khi chạy xong thì sẽ có kết quả như thế này:
Như bạn đã thấy thì nó rất đầy đủ đúng không? Tại đây thì chúng ta có thể biết được:
  • Bộ nhớ tối đa mà máy tính hỗ trợ là 8GB RAM.
  • Số Slot, tức là khe cắm RAM.
  • Chuẩn kết nối là SATA 3.
  • Chipset là Intel Series 9.
  • ………………………………….
Và tuyệt vời hơn là phần mềm sẽ tư vấn cho các bạn các phần cứng tương thích với máy tính và bạn có thể đặt hàng mua luôn trên đó hoặc là tìm kiếm với tên đó để mua trong các siêu thị hoặc cửa hàng mà bạn tin tưởng.
Cài win máy tính, laptop, macbook tại nhà giá rẻ sinh viên Hồ Chí Minh
Phone/ sms, zalo : 0363931775
https://www.facebook.com/caiwintainhagiaresinhvienhochiminh50k/

Nâng cấp Card đồ họa GPU (Card màn hình)

Nếu như bạn mua Laptop từ năm 2014 trở lại đây thì card Onboard đã khá đủ dùng cho người sử dụng phổ thông rồi. Còn nếu như bạn thường xuyên phải làm việc với các phần mềm như Photoshop, thiết kế đồ họa, 3D.. hoặc là chơi game khủng thì chắc chắn bạn phải nghĩ đến việc dùng thêm card rời để tăng tốc độ xử lí cho máy tính.

Cần lưu ý gì khi nâng cấp Card đồ họa?

Không phải cứ lắp cái Card đồ họa khủng vào máy tính là nó sẽ hoạt động tốt đâu nhé, mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các linh kiện khác đabg có trên máy tính của bạn. Mình nói như thế này cho dễ hiểu nhé, nếu như bạn lựa chọn cái Card đồ họa quá mạnh thì tốc độ xử lý của GPU chắc chắc là nhanh rồi, nhưng.. CPU (lúc chưa nâng cấp) của bạn sẽ không theo kịp tốc độ xử lý của GPU (tức là card đồ họa) và đương nhiên là GPU phải đứng lại để chờ CPU xử lý xong nhiệm vụ của nó thì mới tiếp tục được và ngược lại, nếu như Card màn hình quá yếu thì GPU sẽ không theo kịp tốc độ của CPU và tất nhiên là CPU lại phải đứng lại chờ > điều này dẫn tới hiện tượng “nghẽn cổ chai”.
Trên Card đồ họa thì có 2 thành phần quan trọng nhất quyết định đến tốc độ xử lý của nó đó là:
  • Core hay còn gọi là nhân xử lý đồ họa, nó có nhiệm vụ như CPU trên main máy tính. Được ví như bộ não của con người.
  • Thành phần thứ 2 là Ram được tích hợp trên Card đồ họa.
Tốc độ xử lý của Card đồ họa phụ thuộc vào khả năng xử lí của Core và khả năng truyền tải dữ liệu của RAM. Mà tốc độ xử lí của Ram thì lại phụ thuộc vào loại Ram (GDDR2, GDDR3 và GDDR5) và băng thông của Ram (là các chỉ số 64-bit, 128-bit hay 256-bit trên card đồ họa đó).
Tốc độ truyền tải không chỉ phụ thuộc vào loại RAM, chính vì vậy mà không phải cái Card đồ họa nào sử dụng RAM GDDR5 cũng cho tốc độ tốt hơn Ram GDDR3 đâu nhé. Bởi vì cho dù tốc độ xử lí của Ram GDDR5 rất nhanh nhưng băng thông dành cho Card đồ họa đó lại thấp thì tốc độ truy xuất dữ liệu cũng không thể nào mà cao được. Một phép so sánh ví von như thế này cho các bạn dễ hình dung hơn. Chúng ta sẽ coi RAM là loại xe mà bạn sử dụng thì băng thông chính là đường dành cho xe đi. Nếu như sử dụng RAM có tốc độ cao mà cho chạy trên băng thông hẹp thì cũng giống như mang siêu xe chạy trên đường làng. Và ngược lại nếu mang RAM có tốc độ chậm như GDDR2 chạy trên một card có băng thông tới 256 bit thì cũng không khác mang xe đạp để chạy trên đường quốc lộ vậy.
Và một điều mà các bạn cần chú ý nữa là khi bạn quyết định gắn thêm Card rời cho máy tính thì bạn cần lưu ý đến nguồn máy tính, vì lượng điện năng tiêu thụ của Card đồ họa rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với các linh kiện khác trên máy tính . Chính vì vậy nếu như bạn lắp thêm Card đồ họa thì máy tính của bạn khả năng cao là phải nâng cấp nguồn, vì nguồn yếu thì máy tính sẽ không thể hoạt động được, hoặc có hoạt động được thì cũng chập chờn và không ổn định.
Cài win máy tính, laptop, macbook tại nhà giá rẻ sinh viên Hồ Chí Minh
Phone/ sms, zalo : 0363931775
https://www.facebook.com/caiwintainhagiaresinhvienhochiminh50k/

CPU-Z – Kiểm tra cấu hình máy tính chi tiết nhất

   
Trước khi mua một chiếc máy tính, dù là mới hay cũ thì việc đầu tiên bạn cần làm là test máy tính,xem thông tin về cấu hình máy tính đó có giống với thông tin họ rao báo hay không. Bạn càng cẩn thận bao nhiêu thì khả năng mua được một chiếc máy tính tốt bấy nhiêu.
Nếu chưa có phần mềm bạn có thể vào trang chủ của CPU-Z để tải về:

1/ Xem thông tin về chip xử lý (CPU)


+ Name: Tên của chip xử lý – ( Intel Core i5 3470)

Packpage: Socket của CPU (Các kiểu socket như 478, 775, 1155… thông số này rất quan trọng khi bạn muốn nâng cấp CPU của mình. Bạn không thể đem 1 chip CPU socket 775 gắn lên socket khác (1155, 478…) và ngược lại.

Core Speed: Xung nhịp của chíp CPU, hay còn gọi là tốc độ của CPU.

Technology: Công nghệ Transistor, Ví dụ ở đây của mình là 22 nm, tức là Transistor, mỗi Transistor nằm trong con CHIP của các bạn có kích thước là 22 nm. Các bạn lưu ý là kích thước của Transistor càng nhỏ thì CPU của bạn chạy càng mát > rất tốt cho máy tính.

Stepping: Phần này khá quan trọng, nó cho ta biết được các đợt chip được tung ta ngoài thị trường. Ví dụ ở đây của mình là 9, Stepping càng cao thì càng tốt và đã được fix các lỗi từ các bản trước đó. Nó tương tự như các bản vá của các phần mềm hay Windows đó.
Revision: Là thông tin phiên bản, cũng tương tự như ở phần Stepping.
+ Level 2: Thông số về bộ nhớ đệm, thông số này càng cao thì CPU càng ít bị tình trạng nghẽn dữ liệu khi xử lý. Ở đây máy của mình là Chíp Core i5 nên CPU có bộ nhớ Level 3 còn thông thường chỉ ở mức Level 2 thôi…Số level càng lớn, kèm theo dung lượng càng cao thì cpu của bạn chạy càng nhanh.
+ Cores và Threads: Số nhân và số luồng của CPU. Số này thường là số chẵn và thường được gọi là: CPU 2 nhân, CPU 4 nhân, CPU 6 nhân…

2. Xem thông tin về Mainboard máy tính:


Model: là model của mainboard. Thông tin này rất quan trọng trong quá trình tìm kiếm driver, mà không phải mở nắp thùng máy để xem trực tiếp. Ô tiếp theo 1.0 là thông tin về phiên bản, càng cao thì càng tốt nhé.

3. Kiểm tra bộ nhớ RAM, các thông tin về RAM (Memory)




Type: Hiển thị loại RAM (đời RAM) đang sử dụng trên máy (Có các loại RAM như DDR, DDR2, DDR3…)
Size: Là tổng dung lượng RAM đang sử dụng trên máy của bạn.
+ Channel: Nếu hiển thị là Single tức là bạn đang gắn 1 thanh RAM hoặc main không hỗ trợ chế độ chạy kênh đôi, nếu hiện Dual là RAM đang chạy ở chế độ kênh đôi (tốc độ nhanh hơn) điều này cũng đồng nghĩa bạn đang gắn 2 hoặc nhiều thanh RAM.

DRAM Frequency: Là tốc độ thực của RAM, của mình là DDRAM (double data rate)=> Bus của RAM = DRAM Frequency x 2. Thông số này sẽ giúp ta tính được Bus của RAM là bao nhiêu.

FSB:DRAM : FSB : DRAM = Base Clock Cpu (blck) : Real Bus Ram


4. SPD: Kiểm tra xem có bao nhiêu khe cắm Ram.

Ở phần này sẽ giúp bạn xem máy tính có bao nhiêu khe cắm RAM và thanh ram đang cắm ở khe cắm nào. Và hiển thị thông tin chi tiết về RAM.
Như vậy là trên máy tính của mình, thanh ram đang cắm ở khe cắm 1 (Slot#1).
+  Slot #: Nhấn mũi tên thả xuống sẽ hiển thị số lượng khe cắm RAM.
DDR3: Tức là kiểm Ram, có các kiểu như DDR2, DDR33333..
Module Size: Dung lượng RAM ở khe cắm đang xem. Đơn vị là MB (1GB = 1024MB). Như máy của mình ở đây là đang sử dụng thanh ram 8GB.
Max Bandwidth: (Tốc độ băng thông tối đa) Đây thực tế là thông số về bus RAM. Bạn chỉ cần đem nhân phần xung nhịp nằm trong dấu ngoặc đơn cho 2, sẽ ra bus của RAM hiện tại. Ví dụ: 800Mhz x 2 = 1600 >> Bus RAM là 1600.

5/ Graphics – Xem thông tin về card đồ họa


Display Device Selection: Nếu có nhiều card màn hình, phần này sẽ sáng lên và bạn chọn card tương ứng. Nếu chỉ có 1 card, phần này sẽ mờ đi như trên hình.
Name: Tên của hãng sản xuất chip đồ họa, phổ biến nhất là Ati và Geforce.
Size: Dung lượng của card đồ họa.
Technology: Cũng giống như ở phần CPU mình đã nói, thông số này càng nhỏ càng tốt nhé.

Type: Kiểu xử lý – vd: 64-bit, 128-bit, 256-bit. Thông số này càng cao, card của bạn càng cao cấp và xử lý đồ họa tốt hơn.
Cài win máy tính, laptop, macbook tại nhà giá rẻ sinh viên Hồ Chí Minh
Phone/ sms, zalo : 0363931775

https://www.facebook.com/caiwintainhagiaresinhvienhochiminh50k/

Tìm hiểu và cách phân biệt Card màn hình (rời và Onboard)

Card màn hình là gì?

Card màn hình hay còn gọi là Card đồ họa (viết tắt là VGA còn tên tiếng anh đầy đủ của nó là Video Graphics Adaptor). VGA có nhiệm vụ chính là xử lý thông tin về hình ảnh trong máy tính, ví dụ như màu sắc, độ phân giải, độ tương phản,…thông qua kết nối với màn hình để hiển thị hình ảnh giúp người dùng có thể thao tác, xử lý được trên máy tính.
Máy tính nào cũng đều phải có Card màn hình (VGA) để xử lý hình ảnh, độ phân giải.. cho máy tính, nó cũng là một bộ phận cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trên một chiếc máy tính. Và bộ phận quan trọng nhất quyết định đến sức mạnh của card màn hình đó là GPU (Graphic Processing Unit), nó sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến hình ảnh. Nói tóm lại là Card màn hình là một trong những bộ phận về phần cứng rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng máy tính của bạn là tốt hay kém.

Có mấy loại card màn hình?

Card màn hình thì chúng ta lại chia làm 2 loại đó là Card Onboard và Card rời.

+ Card onboard là gì?


Card Onboard (VGA Onboard hay còn gọi là
 VGA Share) là card màn hình đã được tích hợp sẵn trên mainboard (bo mạch chủ) của máy tính, cụ thể hơn là nó được nhà sản xuất tích hợp sẵn vào CPU (bộ xử lý trung tâm được ví như bộ não của con người). Card Onboard hoạt động nhờ vào sức mạnh của CPU và RAM (bộ nhớ tạm) để xử lý hình ảnh.
Khi xem thông số của một chiếc máy tính Laptop thì các bạn có thể thấy được thông tin của Card đồ họa được dán ngay trên sản phẩm, ví dụ như tem Intel HD Graphics hay GMA 4500HD…vân vân và mây mây (Nếu máy tính dùng vi xử lý Intel). Còn trong trường hợp máy tính của bạn dùng CPU của hãng AMD thì Chíp đồ họa của nó sẽ có tên là ATI/AMD (trước đây là hãng sản xuất Card đồ họa AMD đã mua lại ATI).
Như mình đã nói trong bài viết trước thì nguyên nhân máy tính không nhận đủ Ram một phần cũng là do nó chia sẻ cho Card đồ họa. Chính vì thế, để một laptop hoạt động được trơn tru thì ít nhất phải có 4GB RAM thì mới ổn định được.

+ Card rời là gì?


Card rời có tính năng giống với card onboard nhưng nó được thiết kế riêng và hoạt đồng hoàn toàn độc lập và chuyên về xử lý hình ảnh, đồ họa.
Card đồ họa rời được liên kết với Mainboard thông qua Bus giao tiếp ở các khe cắm mở rộng như PIC, PIC Experss, AGP… Để nhận biết đâu là khe cắm của Card Vga rời thì bạn hãy để đứng Main lên, lúc này khe cắm của card màn hình rời nằm ở trên cùng, tiếp đến là các khe mở rộng PCI khác như card mạng, card sound, …

So sánh ưu và nhược điểm của Card Onboard và Card rời

1/ Card Onbard (VGA Share)

Ưu điểm:
  • Ít gặp lỗi trong quá trình sử dụng bởi nó được thiết kế tối ưu cho Mainboard dựa vào Chipset.
  • Ít khi bị xung đột về phần cứng.
Nhược điểm:
  • Do nó sử dụng chung với RAM trên máy tính nên tất nhiên sẽ hao tổn tài nguyên sẵn có trên máy tính. RAM bị chiếm dụng, nóng RAM vì phải hoạt động liên tục dẫn đến tình trạng máy tính bị treo.
  • Không thể chạy được các phần mềm nặng, các phần mềm yêu cầu xử lý đồ họa cao…

2/ Card VGA rời

Ưu điểm:
Sử dụng khe cắm riêng.
  • Card rời sử dụng GPU với bộ nhớ riêng chuyên dụng, không cần nhờ đến RAM trên máy tính nên không ảnh hưởng đến hệ thống chung của máy tính.
  • Hỗ trợ xử lý các phần mềm/ ứng dụng nặng, các game yêu cầu xử lý đồ họa cao.
Nhược điểm:
  • Chi phí đắt hơn (tùy từng loại).
  • VGA rời có hệ thống tản nhiệt không thực sự được tốt nên máy tính của bạn ít nhiều sẽ bị nóng hơn trước

Dấu hiệu nhận biết máy tính bị lỗi do card màn hình gây ra


  • Khi khởi động máy tính lên nguồn, đèn nguồn sáng, quạt nguồn vẫn quay nhưng không hình ảnh thì không hiển thị.
  • Màn hình máy tính xuất hiện các sọc ngang, sọc dọc hoặc bị đốm, hình ảnh bị nhòe và giật lag.
  • Khi mở các ứng dụng nặng hoặc phần mềm nặng thì tự động bị thoát ra hay là gặp hiện tượng máy tính tự động tắt nguồn.
  • Khi truy cập vào hệ điều hành Windows nhận VGA là gặp lỗi Dump xanh.
  • Đối với Macbook thì bị treo táo hoặc là trắng màn hình.
  • Tùy vào dòng máy sẽ có những tiếng beep mặc định khác nhau: Laptop DELL thì sẽ báo 8 tiếng beep liên tục, còn máy tính Laptop HP sẽ báo chớp 3 hoặc 1 đèn Caplock

Làm thế nào để biết máy tính sử dụng card onboard hay card rời?


Sử dụng menu chuột phải

- Nếu card onboard thì chỉ có 2 dòng Graphics, nếu card rời sẽ có 2 dòng phía trên (Khoanh đỏ). ( chỉ sử dụng sau khi cài đầy đủ driver)


Sử dụng CPU-Z

tab Graphic 
Máy này sử dụng cả 2 card. Nếu có 1 cái thì phần kia bị mờ đi

Cài win máy tính, laptop, macbook tại nhà giá rẻ sinh viên Hồ Chí Minh
Phone/ sms, zalo : 0363931775
https://www.facebook.com/caiwintainhagiaresinhvienhochiminh50k/

NÂNG CẤP Ổ CỨNG LAPTOP, MÁY TÍNH

Ổ cứng (HDD hoặc SSD)
Ổ cứng là bộ nhớ của máy tính chứa toàn bộ dữ liệu của bạn, từ ổ hệ điều hành cho đến các chương trình, phần mềm, file văn bản… nói chung là nó sẽ lưu lại tất cả dữ liệu của bạn cho đến lúc ổ cứng đó bị hỏng và không sử dụng được nữa.

Có 2 loại ổ cứng thông dụng mà chúng ta thường sử dụng cho các máy tính Laptop và máy tính PC hiện nay đó là ổ HDD và ổ cứng SSD. Ổ HDD thì được sử dụng rộng rãi hơn bởi vì giá thành rẻ hơn rất nhiều so với ổ SSD nhưng nhược điểm của nó là tốc độ đọc, ghi và xử lý thông tin chậm hơn nhiều so với ổ SSD, tất nhiên rồi, đồng tiền thường đi liền với chất lượng mà lại

* Nếu bạn đang dùng ổ cứng HDD ,thay ổ cứng SSD sẽ thấy tốc độ máy nhanh lên đáng kể, khởi động chỉ trong tích tắc.

Đương nhiên là muốn máy nhanh không chỉ phụ thuộc vào ổ cứng SSD mà phụ thuộc vào các thông số như mình kể trên nữa. Nên nếu máy bạn chậm quá, mà máy đang dùng lại có cấu hình củi bắp quá ( Ram 1GB, chip Core 2 Dual chẳng hạn ) thì cũng không nên nâng cấp lên ổ cứng SSD, lãng phí.
-Lưu ý nữa là: bạn chỉ cần thay ổ cứng SSD vào dùng để cài win lên đó, còn dữ liệu bạn có thể lưu trữ trong ổ HDD mà không ảnh hưởng tới tốc độ máy.


Cài win máy tính, laptop, macbook tại nhà giá rẻ sinh viên Hồ Chí Minh
Phone/ sms, zalo : 0363931775

https://www.facebook.com/caiwintainhagiaresinhvienhochiminh50k/

Nâng cấp RAM máy tính

    Ram là một thiết bị phần cứng quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất máy tính của bạn. Ưu điểm của nó là giá thành rẻ nhất trong các thiết bị phần cứng hơn nữa việc nâng cấp Ram cũng rất đơn giản và nhanh chóng. Có thể là bạn mua thanh Ram mới cho máy tính hoặc lắp thêm một thanh Ram nữa vào máy tính.

Dung lượng Ram càng lớn thì càng tốt cho hệ thống của bạn nhưng nó còn phụ thuộc rất nhiều vào phiên bản hệ điều hành bạn đang sử dụng ( Windows 32 bit hoặc 64 bit). Nếu như bạn đang sử dụng phiên bản 32bit thì chỉ hỗ trợ tối đa là 3.4GB mà thôi.

Làm thế nào để biết máy tính bạn đang thiếu RAM?
Một khi máy tính thiếu RAM sẽ gây ra tình trạng đơ, giật, lag rất khó chịu khi sử dụng. Để biết được chính xác là máy tính có thiếu ram hay không thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del hoặc Ctrl + Shift + ESC để vào Task manager



 Nếu ứng dụng bạn thường xuyên chạy full Ram thì đã đến lúc nâng cấp Ram rồi đó.

Các bước nâng cấp RAM
Sử dụng phần mềm CPU-Z để xem thông tin về máy, trong đó có Ram
+ Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải xem máy tính của bạn có bao nhiêu khe cắm RAM. Thường máy tính đời mới hiện nay hỗ trợ nhiều khe cắm RAM để hỗ trợ việc nâng cấp và sử dụng được nhiều Ram hơn.
+ Bước 2: Loại RAM bạn đang sử dụng là loại RAM nào? (SDR, DDR, DDR 2, DDR 3….). Để nâng cấp thì bạn cần mua loại RAM tương ứng, và mỗi loại ram thì lại có số chân cắm khác nhau để chúng ta dễ dàng phân biệt và không bị nhầm lẫn.


Chính vì thế mà bạn không thể cắm thanh loại DDR vào khe cắm DDR2 hay DDR3 và không thể cắm loại DDR2 vào khe cắm DDR và DDR3, cũng không thể cắm loại RAM DDR3 vào khe cắm RAM DDR hay DDR2 được nghĩa là mỗi khe để cắm RAM chỉ cắm được một loại bộ nhớ duy nhất để gắn vào.

  • DDR: Các dòng máy dùng CPU Pentium-M.
  • DDR2: Các dòng máy dùng CPU Intel Core Duo, Core 2 Duo..
  • DDR3: Các dòng máy Intel Core 2 Duo, Core i

+ Bước 3: Dung lượng RAM hiện tại là bao nhiêu? Nếu như bạn sử dụng hệ điều hành 32-bit thì chỉ nên sử dụng 3GB ram thôi. Nếu muốn sử dụng hơn thì bạn cài phiên bản 64-bit để sử dụng nhé. Để xem dung lượng RAM của bạn là bao nhiêu thì bạn hãy nhấn chuột phải vào Computer => Properties => nhìn xuống mục Memory.

 Lựa chọn Bus Ram phù hợp 


+ Bước 4: Khi ta gắn các thanh RAM vào khe thì các thanh RAM bạn nên chọn cùng bus với nhau nhé. Nếu khác bus thì sẽ không tận dụng được tối đa RAM và sẽ lãng phí tiền của khi nâng cấp. Khi bạn sử dụng 2 thanh Ram trên một máy tính mà khác Bus thì máy tính chỉ sử dụng Bus nhỏ hơn.
Hiểu thêm về BUS RAM: Bus của RAM là tần số hoạt động của RAM (tính theo MHz). Bus RAM càng lớn thì tốc độ hệ thống càng được cải thiện, thời gian truyền tải dữ liệu với CPU được rút ngắn và ngược lại.
OK, giờ thì bạn đã có đầy đủ các yếu tố để có thể mua một thanh Ram tương ứng với thanh ram hiện tại rồi.
nếu như bạn đã tháo Ram máy tính ra rồi thì có thể xem thông số trực tiếp trên thanh Ram, ví dụ như hình dưới:

3/ Nên sử dụng RAM của hãng nào ?

Một vài thương hiệu mà bạn có thể tìm mua ram đó là: Kingston, Transcend,  Sandisk, Samsung,…


Cài win máy tính, laptop, macbook tại nhà giá rẻ sinh viên Hồ Chí Minh
Phone/ sms, zalo : 0363931775

https://www.facebook.com/caiwintainhagiaresinhvienhochiminh50k/